Hẹp bao quy đầu ở trẻ phải làm sao?

Tác Giả: Bs Lê Quang Minh

Bài viết có ích: 3574 lượt bình chọn

Hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh là hiện tượng sinh lý bình thường và thường tự biến mất khi trưởng thành. Tuy nhiên, ở một số trường hợp tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ lại biến chuyển thành bệnh lý gây ra các triệu chứng khó chịu. Vậy làm cách nào để nhận biết dấu hiệu trẻ bị hẹp bao quy đầu bệnh lý? Trẻ bị bao quy đầu thì phải làm sao?

Nguyên nhân gây hẹp bao quy đầu ở trẻ?

Hẹp bao quy đầu là tình trạng da bao quy đầu không thể kéo xuống khi dương vật cương cứng và ngay cả việc dùng tay cũng không can thiệp được. Theo thống kê, có đến 96% các bé trai gặp phải tình trạng bị hẹp bao quy đầu ngay từ khi mới chào đời.

Nguyên nhân dẫn đến hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh là do thời điểm này bao quy đầu của trẻ chưa có sự phân tách giữa lớp da bao quy đầu và đầu dương vật. Ở thời điểm các phụ huynh cũng không nên quá lo lắng vì hẹp bao quy đầu ở trẻ khi mới sinh ra là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường.

Theo thời gian, dương vật của bé sẽ ngày càng to dần lên, làm lớp bao da quy đầu dần tuột xuống và để lộ dần phần đầu dương vật ra ngoài. Quá trình phân tách này có thể hoàn thành khi ở thời điểm 5 tuổi. Nếu trên 5 tuổi, bao quy đầu vẫn bọc kín quy đầu, không thể tự tuột được xuống thì đó là dấu hiệu trẻ bị hẹp bao quy đầu bệnh lý và cần phải thăm khám sớm để có cách khắc phục tốt nhất.

Dấu hiệu trẻ bị hẹp bao quy đầu

Dấu hiệu trẻ bị hẹp bao quy đầu sinh lý thường gặp nhất là hiện tượng phần da đầu dương vật ôm sát vào quy đầu, khiến bao quy đầu không thể kéo tụt được xuống khỏi quy đầu. Tình trạng này sẽ cải thiện dần khi trẻ lớn lên.

Tuy nhiên, do phần quy đầu bị chít hẹp lại nên việc gặp khó khăn khi đi tiểu cũng là một dấu hiệu trẻ bị hẹp bao quy đầu mà các bậc phụ huynh cần để tâm. Lúc này, trẻ sẽ có xu hướng phải rặn đến đỏ cả mặt mới có thể tiểu được, tia nước tiểu yếu.

Khi phải rặn nhiều, đầu dương vật của trẻ xuất hiện tình trạng sưng phồng, ngứa ngáy, khiến bé đau đớn, dễ quấy khóc mỗi lần đi tiểu. Nặng hơn, hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh có thể xuất hiện hiện tượng viêm nhiễm, gây chảy mủ hoặc chảy dịch bất thường.

Chính vì thế, nhận biết được các dấu hiệu trẻ bị hẹp bao quy đầu từ sớm sẽ giúp bé phòng tránh những tác hại ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của bé.

Cách chữa hẹp bao quy đầu ở trẻ

Trẻ bị hẹp bao quy đầu vừa là biểu hiện sinh lý bình thường vừa là bệnh lý. Vậy nên cần xác định được đâu là hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh sinh lý, đâu là hẹp bao quy đầu bệnh lý để có thể áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

  • Chữa hẹp bao quy đầu cho bé tại nhà

Với trường hợp hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh là hiện tượng sinh lý, bao quy đầu sẽ dính với phần đầu dương vật một cách tự nhiên để bảo vệ quy đầu và lỗ tiểu khỏi bị tổn thương lúc trẻ mới sinh ra. Trong khoảng 3 – 5 năm đầu đời, dương vật của trẻ sẽ phát triển to dần, khiến lớp da này tự bong ra mà không cần tác động.

Ở giai đoạn bao quy đầu tự bong ra, cha mẹ cũng có thể chữa hẹp bao quy đầu ở trẻ tại nhà bằng cách thực hiện bài tập kéo căng da quy đầu. Khi thực hiện, người lớn cần vệ sinh tay của mình và của bé sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn. Kết hợp dùng dầu dưỡng dành cho bé để làm chất bôi trơn rồi sau đó nhẹ nhàng kéo bao quy đầu. Lần lượt kéo về phía trước vài lần rồi kéo ngược lại về phía sau.

Thực hiện đều đặn từ 2 – 3 lần mỗi ngày để bao quy đầu của bé dễ bong và tự tụt xuống dễ dàng.

  • Can thiệp y tế chữa hẹp bao quy đầu ở trẻ

Nếu có dấu hiệu trẻ bị hẹp bao quy đầu ảnh hưởng đến khả năng cương cứng, gây khó khăn khi tiểu hoặc có các triệu chứng sưng đau, chảy dịch bất thường thì hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Tùy thuộc vào tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ mà bác sĩ sẽ chỉ định bôi thuốc hoặc tiểu phẫu cắt bao quy đầu.

  • Thuốc bôi sẽ có tác dụng giúp làm mềm bao quy đầu và hỗ trợ cho việc rút ra dễ dàng hơn. Cha mẹ chỉ cần bôi, mát xa vào khu vực xung quanh quy đầu và bao quy đầu từ 1 – 2 lần trong tuần. Nếu bao quy đầu của trẻ bị viêm nhiễm thì có thể dùng thuốc bôi điều trị nhiễm trùng trước khi bôi thuốc làm mềm bao quy đầu.
  • Còn với phương pháp cắt bao quy đầu hoặc một số thủ tục tương tự bác sĩ chỉ định khi trẻ bị hẹp bao quy đầu gặp phải các vấn đề sau:
  • Trẻ 7 – 8 tuổi mà bao quy đầu chưa tụt xuống được và việc dùng thuốc bôi không mang lại kết quả, quy đầu có dấu hiệu sưng phồng thì nên phẫu thuật cắt da bao quy đầu.
  • Trường hợp trẻ bị hẹp bao quy đầu nhẹ thì nên đợi đến tuổi dậy thì để tiến hành cắt bao quy đầu gây tê tại chỗ.

Hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không?

Các chuyên gia cho biết, nếu tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh xuất hiện các dấu hiệu sưng viêm, đau nhức, tiểu khó thì cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị nhanh chóng và đúng cách. Nếu không, bệnh lý này sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm, cụ thể như:

  • Viêm nhiễm sinh dục – tiết niệu

Hẹp bao quy đầu ở trẻ sẽ khiến các tế bào chết, chất cặn bã mỗi lần bé đi tiểu đọng lại, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn tấn công gây ra viêm nhiễm ở quy đầu.

Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ lan theo ngược dòng nước tiểu gây ra các bệnh lý như viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang,…

  • Nghẹt quy đầu

Phần da quy đầu không thể tự bong và tụt xuống có thể khiến cho quy đầu bị nghẹt, làm máu khó lưu thông đến dương vật. Không chỉ dừng ở trạng thái nghẹt quy đầu mà nặng hơn có thể gây ra hoại tử dương vật.

  • Dương vật phát triển bất thường

Dấu hiệu trẻ bị hẹp bao quy đầu là lỗ bao quy đầu bị chít hẹp nên vì thế trong quá trình phát triển quy đầu không thể chui ra ngoài. Theo đó, hẹp bao quy đầu ở trẻ nếu để lâu sẽ khiến dương vật bị ngắn và nhỏ hơn so với bình thường.

  • Gây vô sinh hiếm muộn

Tình trạng viêm nhiễm ở trẻ bị hẹp bao quy đầu sẽ lây lan sang tuyến tiền liệt, tinh hoàn, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, nuôi dưỡng và vận chuyển tinh trùng. Vì thế, cả chất lượng lẫn số lượng tinh đều bị suy giảm, làm tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn khi trẻ đến tuổi trưởng thành.

Hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh là hiện tượng sinh lý bình thường và sẽ tự hết khi trẻ được 5 tuổi. Tuy nhiên, nếu quá giai đoạn này mà bao quy đầu của trẻ chưa tự tụt xuống hoặc bị sưng đau, tiểu khó thì đấy là dấu hiệu trẻ bị hẹp bao quy đầu bệnh lý và cần được đến cơ sở chuyên khoa uy tín để khám và điều trị kịp thời.

Phòng Khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế Hà Nội – 12 Kim MãPhòng Khám Đa Khoa Quốc tế tại 152 Xã Đàn là 2 trong số ít phòng khám đa khoa với đầy đủ các y bác sĩ chuyên ngành và trang thiết bị tiên tiến, hiện đại có thể kịp thời phát hiện và xử lý các bệnh lý nguy hiểm trong quá trình thăm khám. Do đó, 2 phòng khám trên luôn mang đến sự hài lòng cao nhất cho Quý khách hàng và là lựa chọn hàng đầu của các chuyên gia trong lĩnh vực y khoa.

Để đăng ký khám và điều trị với các bác sĩ Nhi tại Phòng Khám Đa khoa quốc tế Hà nội hoặc Phòng Khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế, quý khách hàng vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ và nhận ưu đãi tốt nhất.

Phòng khám đang có chương trình khuyến mãi dành cho bệnh nhận đăng ký mã đặt hẹn khám trước:

  • MIỄN PHÍ: 150.000 đồng phí khám ban đầu
  • GIẢM 30%: phí thủ thuật
  • TẶNG KÈM 1 DỊCH VỤ: khi làm 1 thủ thuật
  • Gói khám PHỤ KHOA chỉ từ 580k

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

Lý do bạn nên lựa chọn
phòng khám Đa khoa Y Học Quốc tế

  • Cơ sở vật chất tiện nghi thiết bị hiện đại
  • Đội ngũ bác sĩ giỏi giàu kinh nghiệm
  • Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
  • Chăm sóc chu đáo Bảo mật thông tin
  • Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7
  • Chương trình ưu đãi hàng tháng

ĐẶT HẸN KHÁM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Hệ thống tổng đài tư vấn, giải đáp thắc mắc tình trạng bệnh chuyên nghiệp, chu đáo, tận tình